Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra thông báo cảnh báo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lực Khang trên website banlinhdanong.meohay.website.
Bạn đang xem: Công ty mộc hoa đường
Sản phẩmVương Lực Khang
Trước đó, Công ty Mộc Hoa Đường liên tục “dính” phạt. Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6/2018 cơ quan này đã tiến hành xử phạt 12 doanh nghiệp vi phạm các quy định về quảng cáo và một doanh nghiệp vi phạm quy định đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp công bố sản phẩm.
Xem thêm: Top 30 Phim Tình Cảm Mỹ Hay Nhất 2014, Top 12 Phim Tình Cảm Âu
Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV tại trang wed https://nilp.vn/ hiện nay đang đăng tải các quảng cáo bán sản phẩm của Mộc Hoa Đường như Vương Lực Khang, Dạ dày Mộc Hoa, Dạ Tràng An Khang, các sản phẩm này đều được quảng cáo như thuốc chữa bệnh.
Vương Lực Khang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh
Dạ dày Mộc hoa được quảng cáo có công dụng “chữa dạ dày tuyệt vời”Dạ Tràng An Khang cũng được quảng cáo khỏi đau dạ dày
Qua các vi phạm có thể thấy, nhiều sản phẩm, thực phẩm chức năng của Công ty Mộc Hoa Đường phân phối có sự mập mờ quảng cáo như thuốc chữa bệnh. Thậm chí để củng cố lòng tin của người bệnh, các quảng cáo này còn được thể hiện dưới dạng tin nhắn chia sẻ, cảm ơn của các nhân vật có đầy đủ tên tuổi, kèm theo đó là nội dung giới thiệu hàng ngàn khách hàng khỏi bệnh khi sử dụng sản phẩm để nhiều người tin vào công dụng sản phẩm. Vậy liệu sản phẩm của Mộc Hoa đường có thực sự tốt không mà phải dùng các chiêu trò, liên tục quảng cáo sai sự thật dù việc này là vi phạm pháp luật và đã bị xử phạt nhiều lần? Hay với các mức phạt quá nhẹ so với lợi nhuận của các sản phẩm này mang lại nên Công ty Mộc Hoa Đường kinh doanh bất chấp an toàn tính mạng của khách hàng và coi thường pháp luật?
Người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng khi mua và sử dụng các sản phẩm của Mộc Hoa Đường cũng như các loại thực phẩm chức năng nói chung, để tránh “tiền mất, tật mang”.
Khoản 4, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo nêu rõ: “Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc”. Khoản d, Mục 2, Điều 7, Thông tư số 09/2015/TT-BYT thì cấm: “Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm”.